::l::Phong cach TEEN chinh hieu::l::
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
::l::Phong cach TEEN chinh hieu::l::

..::Thế giới tuổi TEEN::..
 
Trang ChínhPortalliTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Thành phố Hà Nội

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 305
Registration date : 06/04/2007

Thành phố Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: Thành phố Hà Nội   Thành phố Hà Nội Icon_minitimeSun Apr 15, 2007 8:11 am

Diện tích: 921 km²
Dân số: 3.145.200 người (năm 2005)
Các quận/huyện:
- Quận: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai.
- Huyện: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm.
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa...
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Điều kiện tự nhiên

Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ 20º25' đến 21º23' vĩ độ Bắc, 105º15' đến 106º03’ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây. Hà Nội có khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30km. Ðiểm cao nhất là núi Chân Chim: 462m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc phường Gia Thụy (quận Long Biên) 12m so với mặt nước biển.

Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để là một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.



Hồ Ho஠Kiếm
Khí hậu : Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay. Mùa tham quan tốt nhất ở Hà Nội là mùa thu, rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn đới.

Địa hình: Hà Nội bao gồm hai loại địa hình đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Phần đồng bằng theo hai bờ sông Hồng và chi lưu (sông Ðuống, sông Ðáy...) là chủ yếu. Phần trung du gồm huyện Sóc Sơn và một phần huyện Ðông Anh, kéo dài về phía đồng bằng của núi Tam Ðảo, có độ cao từ 7-10m đến vài trăm mét so với mực nước biển. Vì vậy địa hình Hà Nội có độ nghiêng theo hướng Bắc Nam (từ Sóc Sơn - Ðông Anh về Thanh Trì).


Hà Nội có dãy Sóc Sơn (núi Sóc) là đợt kéo dài của khối Tam Ðảo, với ngọn cao nhất là 308m. Núi này có các tên gọi khác nhau như núi Mã, núi Ðền (vì đỉnh núi có đền Sóc, tương truyền là nơi Thánh Gióng thăng hoá cùng với ngựa sắt về trời), núi Vệ Linh. Núi Sóc tọa lạc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Ngoài núi Sóc, Hà Nội còn có một số đồi núi khác đột khởi lên giữa đất bằng như núi Sái (xã Thuỵ Lâm, huyện Ðông Anh), núi Phục Tương (xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm), và ở trung tâm Hà Nội, thuộc vùng Bách thảo có núi Nùng, còn gọi là Long Ðỗ hay núi Khán, tạo nên dáng vẻ cho thế đất Thăng Long xưa.



Hồ T⹢ size=
Sông ngòi: Hà Nội nằm ở trung tâm của tam giác chảy sông Hồng. Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn sông Hồng qua Hà Nội dài 40km từ huyện Ðông Anh đến hết huyện Thanh Trì. Sông Ðuống là con sông lớn thứ hai của Hà Nội, tách ra khỏi sông Hồng từ ngã ba Xuân Canh (xã Xuân Canh, Ðông Anh) rồi qua phường Ngọc Thuỵ, xã Yên Thường, cắt quốc lộ 1A ở Cầu Ðuống, qua đất Gia Lâm 17km rồi sang đất Bắc Ninh đổ vào sông Thái Bình.



Ngoài hai con sông lớn đó, đất Hà Nội có nhiều dòng chảy khác, tuy nhỏ và ngắn song gắn chặt với lịch sử lâu đời của Hà Nội. Ðó là sông Tô Lịch, gắn với sự hình thành của Hà Nội từ hơn 1.500 năm trước. Dòng chảy cũ liền với sông Hồng ở đầu phố chợ Gạo đã bị lấp từ đầu thế kỷ 20, nay chỉ còn đoạn chảy giữa phố Thuỵ Khuê-Hoàng Hoa Thám, lên đến chợ Bưởi, rồi chảy ngoặt về phía nam Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, xuôi về Cầu Bươu, hợp với sông Nhuệ, sông Thiên Ðức, sông Nghĩa Trụ, sông Cheo Reo, Ngũ Huyện Giang, sông Kim Ngưu...



Ðầm hồ ở Hà Nội cũng nhiều, lớn như Hồ Tây, nhỏ như hồ Hoàn Kiếm, hồ Thủ Lệ, hồ Bảy Mẫu, hồ Kim Liên, hồ Liên Ðàm, đầm Vân Trì...

Dân cư

Ở các huyện ngoại thành và một phần quận Tây Hồ, dân cư chủ yếu là người dân gốc. Còn ở các quận cũ của nội thành, dân cư hầu hết đều tập hợp từ các tỉnh, thành khắp đất nước về sinh sống và làm việc trong các cơ quan Trung ương. Cư dân Hà Nội chủ yếu là người Việt, song cũng có một số dân tộc ít người khác.

Chợ Hoa
Chính những lợi thế về dư địa chí đã tạo cho Hà Nội một khả năng giao lưu trong nước và quốc tế thuận lợi. Chính những bàn tay, khối óc cần cù, sáng tạo của cư dân Hà Nội xưa và nay đã tạo cho Hà Nội một vị trí xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa và du lịch, là thủ đô của nước Việt Nam, một trong những thủ đô hấp dẫn trên thế giới.

Giao thông

Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng một hệ thống giao thông thuận tiện.



Đường không: có sân bay quốc tế Nội Bài (thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thành phố chừng 35km). Cùng với Nội Bài còn có sân bay Gia Lâm (cách Hà Nội chừng 8km), vốn là sân bay chính của Hà Nội từ trước những năm 70 thế kỷ 20. Bây giờ nơi đây là ga sân bay trực thăng sẵn sàng phục vụ cho du khách những tour du lịch tới các điểm tham quan hấp dẫn.



Giao th? size=
Đường bộ: Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe phía Nam, Kim Mã, Gia Lâm toả đi khắp mọi miền trên toàn quốc theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu…



Đường sắt: Hà Nội cũng là đầu mối giao thông đường sắt trong nước và có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc) rồi đi Châu Âu...



Đường thuỷ: Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì : có bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.


Không phải Hà Nội vào cuối thế kỷ 20 mới có được bấy nhiêu điều kiện thuận lợi mà từ lâu, từ ngày vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Ðại La để lập kinh đô Thăng Long vào tháng bảy năm Canh Tuất (1010), trong "Chiếu dời đô", vị vua khai sáng triều Lý (1010-1225) đồng thời khai sáng cho Thăng Long-Hà Nội đã chỉ ra.
Về Đầu Trang Go down
http://tuoimongdu.1talk.net
 
Thành phố Hà Nội
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
::l::Phong cach TEEN chinh hieu::l:: :: Khu vực học tập :: Tập làm văn THCS :: Tư liệu hành văn :: Danh lam thắng cảnh-
Chuyển đến